Nguy cơ mất thị trường cá tra, ba sa do Mỹ thay đổi quy định

Trước đây, cá tra xuất khẩu vào Mỹ chỉ bị kiểm soát ở khâu chế biến; nay, theo những gì mà USDA đưa ra, từ khâu con giống, nuôi trong ao cũng phải nằm dưới sự kiểm soát bằng một tiêu chuẩn được Mỹ công nhận - Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) – Những tiêu chuẩn mà người nuôi cá tra, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang áp dụng như BAP, GlobalGap (thực hành nông nghiệp tốt), ASC khi xuất sang Mỹ sẽ có không có ý nghĩa gì trong thời gian tới mà phải theo một hệ thống tiêu chuẩn được Mỹ đồng ý là tương đương.

Đây là những yêu cầu nằm trong “Quy định cuối cùng” về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra, cá basa của Việt Nam, vừa được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ban hành.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong thời gian tới, để cá tra xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam phải đưa ra một hệ thống những tiêu chuẩn được phía Mỹ xem xét là tương đương và căn cứ trên đó, các doanh nghiệp sẽ làm theo.

Ông Hòe cho biết, hiện tại, cá tra xuất khẩu qua Mỹ phải bị kiểm soát bởi FDA, tức là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ. Nhưng sắp tới, Ban quản lý thực phẩm nông nghiệp an toàn và dịch vụ kiểm soát (FSIS) của Mỹ sẽ kiểm tra tất cả các quy trình “tạo ra sản phẩm cá tra” từ khâu con giống… đến sản phẩm cuối cùng.

Ông John P.Connelly, Chủ tịch Viện Thủy sản Mỹ (National Fisheries Institute) trong buổi làm việc với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) hôm nay 8-12, cho biết, để tiếp tục xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phải gởi cho phía Mỹ danh sách những doanh nghiệp đang và có mong muốn xuất khẩu cá tra sang Mỹ. Và dĩ nhiên, những doanh nghiệp này phải chịu sự “kiểm soát” tất cả các quy trình trong khâu sản xuất, chế biến cá tra.

“Về mặt lý thuyết, thời gian tới, Việt Nam sẽ có một hệ thống tiêu chuẩn cho con cá tra từ khâu sản xuất giống đến nuôi trồng, chế biến rồi xuất khẩu tương đương tiêu chuẩn của Mỹ, còn sau đó, có bao nhiêu doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn này hay không là một câu chuyện khác”, ông Hòe của VASEP cho biết.

Khó khăn cho doanh nghiệp

Trong khi đó, ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam, nói rằng việc Mỹ thực hiện quy định giám sát mới với cá da trơn có thể khiến ngành cá tra, ba sa có nguy cơ mất thị trường Mỹ, vốn chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Thực tế, để điều kiện sản xuất cá tra của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn của một nước có trình độ phát triển như Mỹ cực kỳ khó khăn. Ngay cả Nghị định 36 về cá tra nhằm nâng cao một số tiêu chuẩn chất lượng trong nước cũng đã vấp phải sự phản ứng của doanh nghiệp, nói chi áp dụng theo tiêu chuẩn Mỹ.

Hoa Kỳ đưa ra quy định kiểm tra này với lý do nhà sản xuất của Mỹ sản xuất như vậy thì doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu cá vào Mỹ cũng phải áp dụng tương tự. Nhưng tiêu chuẩn là do họ đưa ra và họ tự công nhận chứ không phải do bên thứ ba. “Cho nên, nếu họ muốn dựng lên rào cản, ngăn cản cá tra, ba sa vào Mỹ thì đây là một rào cản có thẩm quyền thuộc về họ”, ông Dũng nói.

Thực tế, trước đây Thái Lan cũng đã bị Mỹ áp dụng đạo luật này với mặt hàng thịt gà. Sau đó, Thái Lan đã đấu tranh nhiều năm nhưng phía Mỹ vẫn áp dụng tiêu chuẩn tương đương.

Đã có ý kiến trong cộng đồng doanh nghiệp là nên kiện Hoa Kỳ ra WTO, song ông Dũng cho hay, việc kiện tụng rất khó khăn vì liên quan tới chi phí kiện tụng. Hơn nữa, liệu kiện có thắng không, sau kiện là gì, ai sẽ chi trả khoản phí đó, thuê mướn luật sư Mỹ ra sao để kiện lại chính phủ Mỹ? Đây là một loạt câu hỏi cần phải trả lời trước khi kiện tụng.

Gấp rút sửa đổi quy định

Theo ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), Bộ đang nghiên cứu sửa lại Nghị định 36, đặc biệt là thông tư 23 để phù hợp với tiêu chuẩn tương đương mà Hoa Kỳ đưa ra.

Thực tế, quy định mới của Hoa Kỳ không chỉ áp dụng riêng cho Việt Nam mà đối với tất cả các nước xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào nước này. Thời gian Hoa Kỳ áp dụng quy định mới rất gấp nên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hệ thống quản lý nhà nước Việt Nam.

Do đó, theo Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát, từ nay đến đầu tháng 3-2016, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) gửi cho Mỹ danh sách các doanh nghiệp có mong muốn tiếp tục xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào Mỹ, cũng như cung cấp các thông tin cho Mỹ về các hệ thống luật pháp, hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam theo như yêu cầu của phía Hoa Kỳ.

Kể từ tháng 3-2016 trở đi sẽ là khoảng thời gian chuyển tiếp 18 tháng. Trong 18 tháng này, Việt Nam sẽ phải cung cấp các tư liệu để chứng minh rằng Việt Nam có hệ thống quản lý đối với sản xuất, chế biến cá da trơn tương đồng với Mỹ. “Đây là quan ngại lớn, bởi hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn của Việt Nam và Mỹ đang có nhiều sự khác biệt”, Bộ trưởng Phát nói.

Còn về dài hạn, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn rà soát, đối chiếu thật cụ thể, chi tiết để xem giữa quy định trong nước đang áp dụng còn chỗ nào chưa phù hợp, chưa tương đồng với quy định mới của Hoa Kỳ để điều chỉnh.

Hiện tại, trung bình mỗi năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ dao động ở mức 300 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu cá tra. Vì thế, theo ông Hòe, những quy định mới của Mỹ ít nhiều gây khó khăn cho cá tra xuất sang thị trường này.

Là một người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thủy sản, trải qua nhiều cuộc họp liên quan đến chuyện áp thế bán phá giá, hàng rào kỹ thuật đối với cá tra vào Mỹ, ông Hòe cho rằng, những hệ thống quy định mà FSIS đưa ra ở một khía cạnh nào đó là nhằm bảo hộ cho ngành cá da trơn (catfish) của Mỹ.

“Ý tưởng đưa cá da trơn vào một chuỗi kiểm soát bắt đầu từ Farm Bill 2008,... và ý tưởng này đã bị phản đối từ nhiều bên và hiện nay vẫn đang tiếp tục nhận phản đối từ một số nghĩ sĩ ở Mỹ. Theo tôi, những gì mà phía Mỹ đang đưa ra có thể xem như một hàng rào kỹ thuật để bảo hộ cho ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ”, ông Hòe nói.

Bài viết liên quan

sản phẩm nổi bật

CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN ĐÔNG Á
  • Kích thước: (L)310mm x (D)55mm
  • Hình thức đóng gói: 10 kg/túi PE + có nhãn, 10kgs/thùng chính có dây đai
  • Số lượng: 20'FCL khoảng 1.100 thùng; 40'FCL khoảng 2.200 thùng (+/-10%)
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
  • Kích thước: 170g – 220g/ 220g – 330g
  • Hình thức đóng gói: Túi 1kg có rider x 10/ thùng
Công ty TNHH Hùng Cá
  • Kích thước: 75gr
  • Nguồn gốc: Cá Tra được tìm thấy phổ biến nhất ở Việt Nam. Phần lớn các trang trại nuôi cá được đặt tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
  • Thị trường: Cá tra rất phù hợp cho những bữa ăn ngon của mọi gia đình ở nhiều nước trên thế giới.
  • Phương pháp nấu: Ngon nhất là cá Tra nướng, kho, sa tế, nướng vỉ, chiên, hun khói, hấp. Thịt cá sẽ duy trì độ ẩm trong khi chế biến.
  • Thông tin liên quan: Ngày nay, cá Tra phi lê đã được biết đến như một trong những sản phẩm được quản lý chất lượng chặt chẽ trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cá Tra được nuôi bằng ngũ cốc đậu nành để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết cấu thịt, và hương vị của miếng cá.
CÔNG TY TNHH VẠN DẠT
  • Kích thước: 0.5kg/khay x 10kg/carton --> hút chân không
  • Hình thức đóng gói: IQF 0.5kg/túi * 20/thùng --> hút chân không
  • Mạ băng: Cấp đông IQF với tỷ lệ mạ băng ngoài 10%, 15% --> hút chân không

Đăng ký nhận tin:
Đăng ký
Hỗ trợ trực tuyến
Vui lòng điền thông tin bên dưới và gửi tin nhắn cho chúng tôi để được giải đáp các vấn đề mà bạn quan tâm. Rất hận hạnh được phục vụ quý khách!
;
Đang xử lý...