“Lái cá” đặc sản Vàm Nao

Từ lâu, cái nghề “lái cá” đặc sản miền sông nước được xem như nghề hạ bạc. Trải qua biến cố, thăng trầm của thời gian, nghề này vẫn là phương cách mưu sinh đối với nhiều người.

Nhớ thời rọng cá hô to bán dần

Những ngày cuối năm, cơn bấc giao mùa vẫn còn se lạnh. Tại ngã ba sông Vàm Nao (thuộc địa phận Phú Tân- Chợ Mới và xã Bình Thủy, Châu Phú, An Giang), những chiếc xuồng câu, lưới của ngư dân bồng bềnh theo tháng ngày. Xưa kia, vào mùa lũ, con sông Vàm Nao chảy xiết và xoáy mạnh tạo thành những bọt nước trắng xóa. Ngư dân cho rằng, đoạn sông này như “cửa tử” có thể nhấn chìm tàu, thuyền nếu sơ ý lạc tay lái.

Anh Lê Minh Sơn (44 tuổi, ở cồn Bình Thủy, Châu Phú), người có thâm niên trong nghề “lái cá” ở xứ Vàm Nao, bồi hồi kể: “Năm 12 tuổi, tui đã theo cha ông buôn bán cá đặc sản khắp nơi. Hồi đó, ông nội tui là lái cá khét tiếng từ Châu Đốc đến Long Xuyên. Ổng thu mua toàn cá to, như: Cá hô, cá tra dầu, cá bông lau, cá cóc, cá sửu…”.

Kỷ niệm nhớ nhất mà anh kể cho chúng tôi nghe là ông nội của anh thu mua cá hô có con lớn bằng thùng phuy, nặng trên trăm ký đem xẻ thịt, rồi đổi lúa cho người dân thưởng thức. Có tháng, ông nội anh thu mua được 20 con cá hô, loại từ 100- 200kg/con của ngư dân giăng lưới dính trên sông Hậu và sông Vàm Nao.

“Cá lớn quá xuồng nào rọng nổi. Ông nội tui nghĩ ra cách, dùng dây bố xỏ vào mang từng con, rồi buộc theo các bụi tre neo lại dưới sông bán dần ở chợ Châu Đốc và Long Xuyên. Còn bây giờ lấy đâu ra cá to để thưởng thức…”- anh Sơn nhớ lại một thời cá ăn không hết. Thời đó, người dân chỉ ăn cá to, còn cá nhỏ đem ủ mắm hoặc làm khô. Hiện nay, khúc sông Vàm Nao cạn kiệt cá, bà con giăng câu, lưới kiếm sống qua ngày. Tương lai, “ổ cá” Vàm Nao sẽ đi vào huyền thoại.

Anh Sơn “lái cá” đặc sản xứ Vàm Nao

Anh Sơn “lái cá” đặc sản xứ Vàm Nao

Bà Tô Thị Giúp (út Giúp), một bạn hàng chuyên thu mua cá hô đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm” ở xã Bình Thủy, cũng ngậm ngùi khi nhớ về một thời cá mắm đầy sông đã qua. Bà Giúp cho biết: “Hồi đó, tại ấp Bình Thiện này, đàn ông giăng lưới cá hô, cá bông lau rần rần. Chị em trên bờ tranh nhau mua cá đem cân các chợ. Có tháng, tôi mua 6-7 con buộc dưới sông xẻ thịt giao cho bạn hàng Long Xuyên”.

Khoảng chục năm trước, ngoài bà út Giúp, còn có nhiều bạn hàng cân cá ngon giao cho các chợ đầu mối. Thế nhưng, từ những năm 2000 trở về sau, nhiều người đã bỏ nghề do cá cạn kiệt dần. “Hồi đó, 2-3 giờ khuya, bạn hàng cân cá ồn ào tại bến sông này. Có lần, tôi cùng chị em bơi xuồng ngang sông Vàm Nao để cân cá thì thấy cá hô to bằng thùng phuy nhảy vọt trên sông. Mấy năm nay, những tay “săn” cá hô cừ khôi trong xóm cũng đã bỏ nghề. Chúng tôi cũng giã từ cái nghề hạ bạc này luôn…”- bà út Giúp móm mém kể lại.

“Đệ nhất lái cá” sông sâu

Vợ chồng anh Sơn được ngư dân Vàm Nao gọi là “lái cá” nổi tiếng. Năm 20 tuổi, anh về cồn Bình Thủy gặp chị Xuân, rồi cưới nhau. Không đất sản xuất, vợ chồng mới bám theo cái nghề buôn bán cá của cha ông truyền lại. Những loại cá ngon, như: Cá hô, cá tra dầu, cá bông lau, cá thu nước ngọt, cá ba sa, cá cóc, cá sửu được vợ chồng anh Sơn mua bán khắp nơi. “Bây giờ, chúng tôi thường bán cá qua điện thoại. Nếu ngư dân nào giăng câu, lưới dính cá to chỉ cần “bấm” máy là tui chạy vỏ lãi đến liền. Có bao nhiêu, cân hết bấy nhiêu. Những con cá ngon, tôi đem giao nhà hàng ở TP. Long Xuyên và TP. Hồ Chí Minh”- anh Sơn cho hay.

Đã hơn 20 năm trong nghề “lái cá” đặc sản, anh Sơn biết rất rành thời điểm nào sẽ có cá to. Thậm chí, anh “tinh thông” đến nổi chỉ cần nhìn ngọn gió hay con nước chảy từng thời điểm là biết ngày đó có cá gì và nhiều hay ít. Để gom hàng nhanh chóng, anh Sơn đầu tư chiếc vỏ lãi và máy công suất lớn. Nhờ vậy, những con cá được ngư dân bắt dính, anh thu mua và giao ngay tại chợ Long Xuyên.


Những con cá to được anh Sơn thu mua giao tại các chợ và nhà hàng

Những con cá to được anh Sơn thu mua giao tại các chợ và nhà hàng

Anh Sơn cho biết, khoảng 5 năm trước, hễ nước lũ trên đồng rút cạn cũng là lúc anh thu gom cá rất nhiều. Cá loại nhỏ không thèm mua, mà anh chỉ thu gom những loại cá ngon, chất đầy chiếc vỏ lãi. “Mùng mười tháng 10 âm lịch kéo dài đến cuối tháng 11, mỗi đêm tui cân cả tấn cá kết, cá sửu to. Bước sang tháng giêng, tháng 2, kéo dài tháng 3, có đêm tui cân từ 400- 1 tấn cá bông lau. Chỉ cần một cú điện thoại là tôi bán hết cá. Thời điểm đó, tại khúc sông Vàm Nao vui lắm! Trên bến dưới thuyền, cá nhiều vô kể”- anh Sơn nhớ lại.

Cũng theo anh Sơn, nếu như những năm trước, tại các bến sông Vàm Nao có trên 300 chiếc xuồng lưới thả cá bông lau thì nay nhiều hộ đã bỏ nghề, chỉ còn lại vài chục đầu xuồng. Sản lượng cá giảm mạnh, đặc biệt nhiều loài cá ngon cạn kiệt đến mức báo động.

“Hổm rài, vợ chồng tui chỉ gom được 2-3 con cá bông lau/ngày, còn cá cóc và cá kết chỉ được khoảng 20-30kg. Những năm trước, mỗi đêm vợ chồng tôi thu gom trên tấn cá. Cá chất đầy sân thấy mà ham. Còn năm nay, lũ nhỏ nên nguồn cá giảm mạnh”- anh Sơn nói với giọng buồn buồn. Mặc dù là “lái cá”, nhưng khi hỏi về quá khứ của con sông Vàm Nao, anh Sơn biết rất rành.

Anh kể: “Ông ngoại vợ tui là người gốc gác ở đây. Ông tôi kể lại, ngày trước, tại ngã ba sông Vàm Nao, cá mắm nhiều lắm. Các loại cá góp phần làm nên “thương hiệu” tiếng tăm cho con sông này, như: Cá hô, cá bông lau, cá đuối, cá vồ cờ, cá kết… Ngoài ra, còn có những loài “thủy quái” khác, như: Cá mập, cá đao, cá nược (ông nược- loài cá heo nước ngọt)…”.

Hiện nay, nhiều lão tiền bối một thời “chiến đấu” với “thủy quái” trên sông Vàm Nao đều đã khuất bóng. Anh Sơn kể tiếp, hồi trước có vợ chồng anh thương buôn hàng củ, quả chèo ghe chở từ miệt dưới lên. Một hôm đến ngã ba sông này, đứa con của ông bất cẩn bị cá mập ăn thịt. Quyết tiêu diệt loài cá dữ để trả thù cho con, ông ta lấy nhiều trái bí đem luộc thiệt nóng. Khi bơi xuồng đến giữa sông, đàn cá mập thấy làn khói nên lội theo. Sau đó, vợ chồng ông dùng những trái bí nóng thả xuống sông thì những cá mập táp phải, lật bụng chết. Từ đó, khúc sông này không còn loài cá mập hung dữ cho đến bây giờ.

Anh Sơn cho biết thêm, hiện nay vào ban đêm tại khúc sông Vàm Nao có nhiều ghe cào điện công suất lớn “càn quét” tận diệt nguồn lợi thủy sản, gây bức xúc đối với dân nghèo mưu sinh bằng nghề câu, lưới. Nếu ngành chức năng và địa phương không có biện pháp xử lý triệt để thì nguồn cá “ngon” ở Vàm Nao sẽ đi vào huyền thoại.

Theo nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hữu Hiệp, ngày xưa vào mùa lũ, con sông Vàm Nao nước chảy xiết, có nhiều “thủy quái” trú ngụ. Theo quy luật tự nhiên, nếu nơi nào có cá bé thì ắt sẽ có cá lớn. Mỗi lần ngư dân bắt được cá lớn, bạn hàng đến xẻ thịt đổi lúa. Thuở trước, gần khúc sông Vàm Nao có ông Nguyễn Văn Thới (ba Thới, học trò của Đức Cố Quản Trần Văn Thành) chuyên thu mua cá to ở đây, rồi chèo ghe vào vùng Láng Linh đổi lúa. Sau này, ông Thới chống Pháp, rồi mất. Để tưởng nhớ ông, dân gian đã lập phủ thờ “ông Ba” tại Kiến An (Chợ Mới).

 

Theo THÀNH CHINH (An Giang Online)
Bài viết liên quan

sản phẩm nổi bật

Công ty TNHH Hùng Cá
  • Kích thước: 75gr
  • Nguồn gốc: Cá Tra được tìm thấy phổ biến nhất ở Việt Nam. Phần lớn các trang trại nuôi cá được đặt tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
  • Thị trường: Cá tra rất phù hợp cho những bữa ăn ngon của mọi gia đình ở nhiều nước trên thế giới.
  • Phương pháp nấu: Ngon nhất là cá Tra nướng, kho, sa tế, nướng vỉ, chiên, hun khói, hấp. Thịt cá sẽ duy trì độ ẩm trong khi chế biến.
  • Thông tin liên quan: Ngày nay, cá Tra phi lê đã được biết đến như một trong những sản phẩm được quản lý chất lượng chặt chẽ trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cá Tra được nuôi bằng ngũ cốc đậu nành để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết cấu thịt, và hương vị của miếng cá.
Công ty TNHH Hùng Cá
  • Cân nặng: 0 gram
  • Tỉ lệ mạ băng: 0
  • Nguồn gốc: Cá Tra được tìm thấy phổ biến nhất ở Việt Nam. Phần lớn các trang trại nuôi cá được đặt tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
  • Thị trường: Cá tra rất phù hợp cho những bữa ăn ngon của mọi gia đình ở nhiều nước trên thế giới.
  • Phương pháp nấu: Ngon nhất là cá Tra nướng, kho, sa tế, nướng vỉ, chiên, hun khói, hấp. Thịt cá sẽ duy trì độ ẩm trong khi chế biến.
  • Thông tin liên quan: Ngày nay, cá Tra phi lê đã được biết đến như một trong những sản phẩm được quản lý chất lượng chặt chẽ trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cá Tra được nuôi bằng ngũ cốc đậu nành để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết cấu thịt, và hương vị của miếng cá.
Công ty TNHH Hùng Cá
  • Nguồn gốc: Cá Tra được tìm thấy phổ biến nhất ở Việt Nam. Phần lớn các trang trại nuôi cá được đặt tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
  • Thị trường: Cá tra rất phù hợp cho những bữa ăn ngon của mọi gia đình ở nhiều nước trên thế giới.
  • Phương pháp nấu: Ngon nhất là cá Tra nướng, kho, sa tế, nướng vỉ, chiên, hun khói, hấp. Thịt cá sẽ duy trì độ ẩm trong khi chế biến.
  • Thông tin liên quan: Ngày nay, cá Tra phi lê đã được biết đến như một trong những sản phẩm được quản lý chất lượng chặt chẽ trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cá Tra được nuôi bằng ngũ cốc đậu nành để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết cấu thịt, và hương vị của miếng cá.
  • Kích thước: 30 gr
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
  • Thông tin liên quan: Hình thức đóng gói : 1kg/túi x 10 túi/ hộp hoặc 20kg/túi, Thành phần : 100% collagen thủy phân chiết xuất từ da cá

Đăng ký nhận tin:
Đăng ký
Hỗ trợ trực tuyến
Vui lòng điền thông tin bên dưới và gửi tin nhắn cho chúng tôi để được giải đáp các vấn đề mà bạn quan tâm. Rất hận hạnh được phục vụ quý khách!
;
Đang xử lý...